Chọn chất liệu vải may áo thun nam cổ tròn phù hợp
Việc đầu tiên khi muốn may áo thun nam là bạn phải chọn được chất liệu vải tốt, bền và phù hợp với sở thích của bạn. Thị trường hiện nay có khá nhiều chất vải để bạn có thể lựa chọn để may áo thun trơn, áo thun cá sấu, áo thun co giãn 4 chiều,... Dưới đây là 10 loại vải được sử dụng nhiều nhất để may áo thun nam cổ tròn bạn nên biết:
-
Vải Cotton: thoáng mát, thấm hút mồ hôi cực tốt, dễ tạo màu, hạn chế ẩm mốc hiệu quả.
-
Vải PE (Polyester): chất vải khá dày dặn nên độ bền cao, có khả năng chống cháy, chống thấm nước hiệu quả.
-
Vải CVC: Sợi bông chiếm tỷ lệ khá cao nên chất vải khá bóng và mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt.
-
Vải TC: thấm hút tốt, vải có độ mềm mại khá tốt, form áo đẹp, không bị xù lông, giá rẻ, màu nhuộm lâu phai và bền.
-
Vải linen (vải lanh): thấm hút mồ hôi tốt, chất vải mịn màng.
-
Vải Lycra: co giãn tốt, không nhăn, bề mặt vải mịn và mỏng, vải thường ôm sát cơ thể, giữ nhiệt tốt vào mùa đông.
-
Vải Rayon: vải mềm mịn như lụa, thoáng khí, thấm hút tốt, vải nhuộm lên màu đẹp, giá thành rẻ.
-
Vải Modal: thấm hút cực kỳ tốt, form áo không bị co giãn sau thời gian dài sử dụng, vải mềm mại, thoáng mát.
-
Vải Microfiber: Bề mặt vải rất mềm mịn, độ bền cao.
-
Vải Bamboo: Vải bóng mượt, mềm mịn như bông, hút ẩm tốt, phơi rất nhanh khô, kháng khuẩn hiệu quả và áo có khả năng chống được các tia cực tím.
Hướng dẫn công thức và cách cắt may áo thun nam cổ tròn chi tiết từ A -Z
May thân sau áo thun nam cổ tròn
-
Xếp vải
-
Từ mép biên vải đo vào sẽ bằng 1/4 vòng mông + 2cm cử động + 2 cm đường may; sau đó gấp đôi vải lại và để bề trái vải ra ngoài.
-
Nếp gấp đôi phải hướng về phía người cắt, cổ áo để về phía tay phải, lai áo để về phía tay trái. Khoảng cách từ đầu vải đo xuống 1,5 cm để làm đường may áo, sau đó bắt đầu vẽ chi tiết áo.
-
Vẽ mẫu
-
AB là số đo độ dài áo. AC số đo hạ eo. AD là số đo độ hạ nách bằng ¼ vòng ngực.
-
Từ A B C D sẽ tiến hành vẽ những đường thẳng nằm ngang để làm chuẩn cho các đường vai, đường ngưc, đường eo, đường mông và độ dài áo.
-
Vẽ cổ áo: AE (vào cổ) bằng 2/10 vòng cổ, sau đó vẽ cong vòng cổ từ E đến F. AF (hạ cổ) bằng 2cm.
-
Vẽ sườn vai: AG (ngang vai) sẽ bằng ½ số đo ngang vai. GH (hạ vai) bằng 1/10 số đo ngang vai + 0,5cm. Vai ngang sẽ bằng 1/10 độ ngang vai và vai xuôi bằng 1/10 độ ngang vai + 1cm sau đó nối EH ta được sườn vai.
-
Vẽ nách áo: DD’ bằng độ ngang ngực bằng với ¼ vòng cực cộng với 1cm cử động. DD’’ sẽ bằng ½ ngang vai - 1cm sau đó nối D’’h với D’’I bằng 4cm. Bước cuối vẽ cong nách áo HID’ vào khoảng 0,5cm.
-
Vẽ sườn áo: CC’ (ngang eo) bằng độ ngang ngực - 2cm, BB’ (ngang mông) bằng ¼ vòng mông + 2cm cử động. Ta nối B’C’D’ thì được sườn của thân áo. Khoảng giữa C’D’ lượn hơi cong vào để thân áo sẽ không bị gãy tại C’.
-
Vẽ lai áo: B’B’’ (giảm sườn) sẽ bằng 1 đến 2cm sau đó vẽ cong từ B’’ đến khoảng giữa của BB’ ( là đường lai và đường sườn thẳng góc nhau tại B’’).
-
Cắt vải: Ở vòng cổ chừa khoảng 0,5cm đường may, sườn vải sẽ chừ 1,5cm đường may, vòng nách chừ 1cm đường may, sườn thân chừa 1,5cm đường may và lai áo chừa khoảng 1cm đến 3cm theo ý thích.
May thân trước áo thun nam cổ tròn
-
Xếp vải
-
Nếu như áo chui đầu khi mặc thì đường giữa thân AB là đường gấp đôi và cách cách xếp vải thân trước và thân sau giống nhau.
-
Nếu như áo cài khuy suốt thì gấp 2 mép biên vải dùng nhau bề mặt vải sẽ kiểu úp vào trong và bề mặt vải ra ngoài. Biên vải sẽ hướng về phía người cắt vải, phần cổ áo hướng về phía tay phải và lai vải sẽ hướng về phía tay trái.
-
Sau đó từ đầu vải đo xuống khoảng 1,5 cm để có thể làm đường may và từ biên vải đo vào khoảng 4cm để làm nẹp đinh áo và 1,5 cm làm phần cài khuy.
-
Vẽ mẫu
Độ dài áo, hạ eo, hạ nách sẽ giống với thân sau
-
Vẽ cổ áo: AE (vào cổ) bằng 2/10 vòng cổ, AF (hạ cổ) bằng 2/10 vòng cổ + 0,5 cm. Sau đó vẽ cong vòng cổ AF rồi kẻ thẳng ra đến đường đỉnh F.
-
Vẽ sườn vai: AG bằng 1/2 ngang vai, GH (hạ vai) bằng với hạ vai sau + 0,5 cm = 1/10 ngang vai + 1 cm. Sau đó nối EH ta được đường sườn vai.
-
Vẽ nách áo : DD’ (ngang ngực) bằng 1/4 vòng ngực + 2cm cử động. DD’’ bằng 1/2 ngang vai - 2cm, nối D’’H và D’’I bằng 4cm. Vẽ trong nách áo HID’ ( khoảng cách giữ IH vẽ cong vào khoảng 0,5cm).
-
Vẽ sườn áo : CC’ (ngang eo) bằng ngang eo sau, BB’ độ ngang mông bằng với ngang mông sau. Nối B’C’D’ được đường sườn của thân áo. Lượn hơi cong tại điểm C’ để thân áo không bị gãy.
-
Vẽ lai áo : B’B’’ (giảm sườn) bằng với giảm sườn phía sau, BB’’ sa vạt bằng 1 -2 cm. Vẽ cong từ B’’ đến B’’’ và kẻ thường ra đường biên vải. Đối với người bình thường xa vạt là 1cm ở giữa thân trước và người ở ngực hoặc bụng do thì sa vạt là 2cm ở thân trước. Người gù lưng hoặc lưng tôm thì sa vạt 1 đến 2cm ở đường có cặp nẹp dính.
-
Cắt vải
Trước khi cắt gấp 4cm nẹp đinh áo vào trong để đinh áo sẽ không bị hụt và cách chữa đường mai giống như thân sau.
Quy trình may áo thun cổ tròn nam giới chuẩn nhất
- Bạn sẽ ráp sườn vai
- Sau đó, ráp sườn thân áo
- Bước tiếp theo: may tay áo và ráp tay áo vào thân.
- May viền bọc mép / viền gấp mép cổ áo
- Tiếp đến là lên lai áo,
- Cuối cùng là làm khuy và kết nút là đã hoàn thành.
Bài viết trên HIDDLE vừa chia sẻ đến với bạn đọc những thông tin về cách may áo thun nam cổ tròn, công thức cắt may áo thun nam cổ tròn, thông số áo thun nam cổ tròn,... để giúp các bạn có thể may được những chiếc áo thun nam cổ tròn hợp với sở thích.
Van Nghia - dongphucga.com